Cấp cứu tôm Chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2023-04-14T02:15:34Z https://capcuutom.com/feed/atom/ WordPress https://capcuutom.com/wp-content/uploads/2024/06/logo-cap-cuu-tom.png leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Làm sao ổn định độ mặn trong ao nuôi tôm?]]> https://bacsitom.vn/?p=2023 2023-04-14T02:15:34Z 2023-04-16T11:00:38Z Kiểm tra, đánh giá độ mặn trong ao nuôi tôm giúp người nuôi chủ động…

Bài viết Làm sao ổn định độ mặn trong ao nuôi tôm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Kiểm tra, đánh giá độ mặn trong ao nuôi tôm giúp người nuôi chủ động trong việc nắm được tình trạng ao, và có thể ứng phó kịp thời với việc thay đổi bất ngờ của độ mặn nhằm đảm bảo cho tôm sinh trưởng tốt nhất.

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng

Độ mặn là nồng độ của tất cả các muối khoáng có trong nước, nó được đo bằng khúc xạ kế đo độ mặn và tính bằng đơn vị phần nghìn ppt . Độ mặn của nước rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý của tôm. Thông qua quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm phải duy trì hàm lượng muối khoáng hòa tan trong cơ thể chúng ở mức độ ổn định. Cũng như nhiệt độ, mỗi loài cá, tôm đều có khoảng độ mặn thích hợp để sinh trưởng và phát triển.

Tôm thẻ chân trắng chịu được mức độ mặn dao động từ 2 – 40‰, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong độ mặn phù hợp tầm 10 – 25‰. Nếu như yếu tố ở mức thấp thì cần bổ sung dưỡng chất cần thiết ở trong thức ăn để tăng đề kháng, giúp cho tôm có thể phát triển.

Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn có thể được đo bằng khúc xạ kế cầm tay.

Tôm sú sống ở trong môi trường với độ mặn dao động 3 – 45‰, thích hợp dao động khoảng 15 – 20‰. Nếu như độ mặn vượt quá 35‰ thì tôm sẽ chậm lớn và chán ăn.

Độ mặn ảnh hưởng như thế nào đối với tôm nuôi

Tôm thẻ chân trắng ngày càng được nuôi nhiều ở độ mặn thấp, do chúng có khả năng thích nghi cao. Trong giai đoạn giống, Tôm thẻ chân trắngluôn sống trong môi trường có độ mặn khá cao, nhưng sau quá trình thuần hóa nhờ sức chịu đựng cao mà ở những vùng có độ mặn thấp tôm vẫn sống và phát triển tốt được. Trường hợp độ mặn quá thấp, dưới 5‰, các ion Ca2+, Mg2+, Na+, K+… trong nước với hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột làm tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần. Sau khi trời mưa, nước ao bị giảm độ mặn đột ngột cũng ảnh hưởng rất lớn đến tôm, nhất là quá trình lột xác của tôm bị kích thích mà chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất cần thiết cho quá trình mềm vỏ không đủ để cung cấp. Do đó, tôm bị suy giảm sức đề kháng và rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên các bệnh nguy hiểm, tiếp đó làm tôm nhạy cảm nhiều hơn với các chất độc chứa nitơ như NH3, NO2

Ngược lại khi Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường có độ mặn quá cao, trên mức chịu đựng, tôm sẽ còi cọc, chậm lớn, thậm chí là sốc và chết hàng loạt. Hơn nữa khi độ mặn tăng cao, bệnh phân trắng và hoại tử gan tụy cấp tính sẽ diễn biến hết sức phức tạp, gây nên dịch bệnh làm thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như pH, độ kiềm. Bên cạnh đó, còn làm tảo trong ao nuôi tôm phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Đặc biệt, nguồn ôxy trong nước sẽ càng tăng mạnh vào ban ngày, nhưng lại giảm tối thiểu vào ban đêm. Khi đó, môi trường sẽ thiếu ôxy, dẫn đến tôm thường nổi đầu vào lúc nửa đêm.

Cách hạ độ mặn trong ao nuôi tôm

Thay nước thường xuyên khoảng 3 lần/ngày, chú ý chỉ nên thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao. Điều tiết nguồn nước duy trì độ mặn ổn định bằng cách sử dụng ao lắng để trữ nước mưa cung cấp cho ao nuôi.

Sử dụng quạt nước vào chiều tối, đêm và gần sáng, hoặc những thời điểm nắng nóng, mưa lớn kéo dài ngày để cung cấp ôxy, giải phóng khí độc ao nuôi tôm. Đồng thời cần sục khí thường xuyên nhằm chống stress cho tôm.

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình hình thời tiết, vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng dựa vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường sống. Hạn chế việc dư thừa thức ăn sẽ giúp môi trường nước sạch, giảm độ mặn.

Độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho quá trình phân hủy hữu cơ nhanh hơn, cần dọn lớp mùn bã dày ở đáy, đồng thời giảm mùi hôi do tảo tàn và xử lý khí độc. Người nuôi có thể tham khảo sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý bùn đáy ao nuôi giúp tôm có môi trường sống tốt nhất để phát triển; và bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm, Vitamin C… giúp tăng sức đề kháng cho tôm.

Mực nước nên được giữ ở độ sâu từ 1,2 m trở lên để ổn định nhiệt độ ao. Để giảm nhiệt độ ao, cần lắp đặt hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc sử dụng bạt căng trên mặt ao tôm.

Lưu ý, cần hạ độ mặn từ từ để tôm có thể thích nghi được. Cứ 3 giờ hạ một lần, mỗi lần hạ không quá 2% cho đến khi độ mặn ở mức lý tưởng. Ở tháng đầu tiên, kiểm soát sao cho độ mặn ao phù hợp không thấp hơn 7 – 8%. Sang tháng thứ 2, bổ sung thêm nước ngọt vào ao, độ mặn sẽ hạ dần dần. Lưu ý, không được dưới 5% vì độ mặn thấp hơn 5% sẽ làm tôm bị mềm vỏ, tỷ lệ sống thấp. Nên lấy nước từ ao lắng có diện tích khoảng 15 – 20% so với ao nuôi, độ sâu từ 1,5 m để có thể cấp nước đủ cho ao nuôi, và ao lắng cần xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao tôm.

Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Khử trùng và làm ổn định nồng độ pH trong ao nuôi tôm bằng cách sử dụng 22 kg vôi bột/100 m2 nước. Rắc vôi ở gần bờ và không thả quá nhiều bởi sẽ khiến cho tôm chết. Tốt hơn hết, người nuôi cần thả vôi trước khi tiến hành thả tôm. Sau khi rắc vôi xong, người nuôi rải đều 1 – 3 tấn muối/1.000 m2 để khoáng hóa đáy ao và giữ được độ mặn trong ao nuôi tôm.

Trong ao nuôi tôm độ mặn thấp, cần bổ sung khoáng chất đa vi lượng cho tôm kết hợp 5 kg magie clorua + 3 kg kali clorua trên 1.000 m3 nước. Lặp lại định kỳ 4 – 5 ngày/lần.

Trợ lực và trợ sức cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn với liều lượng 2 – 3 g/100 kg tôm/ngày. Cho ăn liên tục trong vòng 5 ngày.

Người nuôi có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, tăng khả năng đề kháng của tôm. Đây là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nuôi tôm. Tùy vào từng diện tích, người nuôi áp dụng cách để kiểm soát độ mặn sao cho phù hợp.

Bài viết Làm sao ổn định độ mặn trong ao nuôi tôm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Phương pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm]]> https://bacsitom.vn/?p=2018 2023-04-14T01:44:40Z 2023-04-14T11:00:19Z Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến…

Bài viết Phương pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

Sử dụng vôi

Trong khoảng 30 ngày đầu tiên ao nuôi thường có màu xanh nhạt, bắt đầu từ những ngày sau đó nước sẽ đậm dần cho đến khi thu hoạch. Màu nước thay đổi và đậm dần nguyên nhân chính là do quá trình cho ăn các chất hữu cơ dư thừa bị tích tụ lại giúp tảo phát tiện nhanh chóng, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước dẫn đến hiện tượng tôm bị nổi đầu. Vôi có nhiều tác dụng trong xử lý môi trường, đặc biệt có thể dùng để cắt tảo độc. Cơ chế cắt tảo của vôi: Vôi (CaO) hòa tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 mang tính bazơ, khi đánh xuống ao sẽ làm tăng pH cục bộ trong ao, khoảng pH tăng cao không nằm trong ngưỡng thích nghi của tảo, dẫn đến làm chết tảo, từ đó sẽ cắt được tảo trong ao.

Khi thấy ao nuôi có nhiều tảo độc, người nuôi cần sử dụng vôi để xử lý bằng cách ngâm vôi hoặc vỏ sò vào lúc 2h chiều, chờ đến 3 giờ sáng thì mang vôi tạt đều quanh ao với liều lượng 30 kg/1.000 m3 nước, thực hiện liên tiếp trong 2 ngày. Lưu ý, cắt tảo bằng vôi nên thực hiện vào lúc trời mát, tốt nhất vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến tôm. Thời gian tạt vôi tốt nhất là 11 – 12 giờ đêm, tránh tạt vôi vào buổi trưa vì dễ gây tăng pH, làm cho tôm bị chết do sốc nhiệt. Đối với ao bạt, sau khi thực hiện việc cắt tảo bằng vôi, người nuôi nên xi phông đáy ao để tránh hiện tượng tích tụ vôi lắng xuống đáy ao, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến tôm.

Chi phí khi sử dụng vôi để cắt tảo thấp nên sẽ tiết kiệm, tuy nhiên sử dụng vôi cắt tảo có nhiều nhược điểm như: cắt tảo tức thời không lâu dài vì ao thừa dinh dưỡng tảo sẽ phát triển mạnh trở lại, vôi cũng làm tăng độ kiềm của nước ao ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác…

  • Ưu điểm: khi cắt tảo bằng vôi: Dễ thực hiện, đem lại hiệu quả tức khắc; Chi phí thấp.
  • Nhược điểm: Không diệt triệt để được tảo; làm tăng độ kiềm của nước; ô nhiễm môi trường nước, gây ảnh hưởng đến tôm.
tảo độc - tao lam - tao mat

Tảo lam trong ao nuôi tôm phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm

Đồng Sunfat (CuSO4)

Đồng sunfat hay được gọi là phèn xanh, hay có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi lĩnh vực sử dụng, đây là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là CuSO4.xH2O, “x” nằm trong khoảng từ 0 đến 5. Trong đó, phổ biến nhất là pentahydrat (x = 5). Chúng là những tinh thể màu xanh lam hoặc xanh tím, dạng bột kết tinh, dễ tan trong nước, không mùi và không cháy. Đồng sunphat là chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ động thực vật.

Là hóa chất được sử dụng để diệt các loại ốc, hến, con hai mảnh vỏ. Ngoài ra, nếu sử dụng liều lượng hợp lý thì đồng sunphat có thể diệt được tảo độc trong ao nuôi rất hiệu quả.

  • Ưu điểm: khi cắt tảo bằng đồng Sunphat là dễ thực hiện, hiệu quả ngay sau khi sử dụng.
  • Nhược điểm: là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định, tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa. Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy quạt nước. Sử dụng hiệu quả khi độ kiềm ao khoảng 100 – 200 mg/lit.

Tảo lam trong ao nuôi phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm.

Sử dụng vi sinh

Là giải pháp được khuyên dùng vì an toàn và đạt hiệu quả cao. Dùng men vi sinh chủng Bacillus có trong sản phẩm TA-Pondpro, đây là chủng men vi sinh có thể phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi. Một số chủng Bacillus sp có khả năng phân hủy nitơ cũng như tiết các enzyme đẩy nhanh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các sản phẩm độc như amoniac. Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản đó là bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi, chúng sẽ sinh sôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc, từ đó làm giảm nguồn dinh dưỡng khiến cho tảo độc giảm dần số lượng từ đó không có khả năng gây hại cho tôm.

Bài viết Phương pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Hướng dẫn xử lý chất thải lơ lửng trong nuôi tôm]]> https://bacsitom.vn/?p=2014 2023-04-11T01:15:44Z 2023-04-11T11:00:51Z Chất thải rắn lơ lửng hay chính là chất thải hữu cơ được sinh ra…

Bài viết Hướng dẫn xử lý chất thải lơ lửng trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Chất thải rắn lơ lửng hay chính là chất thải hữu cơ được sinh ra trong quá trình nuôi tôm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Chúng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thâm canh mật độ cao ở giai đoạn tôm 30 ngày tuổi trở đi, gây ra những tác động xấu tới môi trường ao và tôm nuôi. Do đó, việc quản lý chất lơ lửng trong ao luôn được chú trọng, nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

Giải pháp chung

  • Trong quá trình nuôi, cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
  • Cải tạo kỹ ao nuôi bằng cách rải vôi, phơi đáy, tiêu diệt các loài giáp xác trước khi thả tôm.
  • Gia cố bờ ao chắc chắn để ngăn xói mòn, lắp đặt hệ thống quạt nước phù hợp.
  • Chọn nguồn nước cấp có độ mặn thấp, không lẫn tạp chất, không chứa tảo độc hại.
  • Chọn nguồn thức ăn chất lượng, luôn căn chỉnh liều lượng thức ăn rải xuống cho tôm, không cho ăn dư thừa. Cung cấp lượng thức ăn hàng ngày vừa phải. Nên chọn thức ăn chất lượng, cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất.
  • Bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học để giúp các loại tảo có lợi trong ao được phát triển ổn định.
    Xiphong đáy ao thường xuyên, đây là cách an toàn để loại bỏ chất thải hữu cơ trong ao tôm.

Sử dụng chế phẩm vi sinh

Hiện nay, giải pháp đơn giản để xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi tôm là tiến hành thay nước và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Một trong số các chủng vi sinh xử lý chất lơ lửng ao nuôi hiệu quả nhất hiện nay là chủng Bacillus subtillis có trong sản phẩm vi sinh Kill Para được Tiến sĩ Lê Anh Xuân nghiên cứu và áp dụng thành công. Đây là chủng có khả năng phân hủy chất lơ lửng rất nhanh. Đồng thời, chúng có khả năng tổng hợp được nhiều loại enyzme để tăng khả năng hoạt động lên gấp nhiều lần. Sử dụng men si vinh có thể giúp:

vi sinh kill para

Sản phẩm chứa bacillus subtilis phòng và điều trị hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm

  • Phân hủy thức ăn thừa và phân tôm;
  • Làm sạch nước ao nuôi hiệu quả;
  • Ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh;
  • Tạo ra môi trường sinh thái cân bằng cho tôm;
  • Giảm hình thành các khí H2S, NH3 và một số khí độc hại khác.

Hướng dẫn sử dụng

Phòng và điều trị tôm chết 01 tháng tuổi do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus: trộn vào thức ăn kết hợp tạt xuống ao nuôi.

  • Trộn vào thức ăn: 10-20g/1kg thức ăn.
  • Tạt xuống ao: 250g/1000m3 nước. Sử dụng liên tiếp 05 ngày vào lúc 8h sáng.
  • Quản lý tảo, khử độc NO2, H2S, NH3: 250g/ 1500-2000m3 nước. Sử dụng xuyên suốt vụ nuôi.
  • Giúp tôm, cá tiêu hóa tốt đường ruột nở to: trộn 3-5g/ 1kg thức ăn trong suốt quá trình nuôi.
  • Phòng trị vàng gan, sưng gan, trắng gan, trống ruột: trộn cho ăn 5g/ 1kg thức ăn và tạt xuống ao 250g/ 1000m3 nước.

Trước khi sử dụng, người nuôi hãy liên lạc với nhà cung cấp để được tư vấn kỹ lưỡng hơn, vì liều lượng sử dụng có thể được thay đổi linh hoạt theo thời điểm mùa vụ và tình trạng thực tế của ao nuôi.

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm dựa trên nguyên lý của xử lý nước thải. Tại các ao xử lý sinh học, chất hữu cơ lơ lửng sẽ được phân hủy sinh học bằng hệ vi sinh vật có trong ao, cũng như tận dụng đó làm nguồn thức ăn để nuôi các loài thủy sản khác như: Cá rô phi, cá nâu, sò, nghêu… nhằm xử lý các chất rắn lơ lửng, rong tảo. Đối với phương pháp ao sinh học người nuôi không phải tốn quá nhiều chi phí để xử lý nước thải. Bên cạnh đó còn có thể tận dụng nó để nuôi các loại cá trên vừa có thể xử lý nước thải nuôi tôm, vừa tăng thêm thu nhập.

Bài viết Hướng dẫn xử lý chất thải lơ lửng trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Nguyên nhân, cách trị tôm bị đóng rong]]> https://bacsitom.vn/?p=2004 2023-03-16T03:31:40Z 2023-03-18T11:00:35Z Bệnh đóng rong trên tôm rất phổ biến đặc biệt ở các ao thả nuôi…

Bài viết Nguyên nhân, cách trị tôm bị đóng rong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Bệnh đóng rong trên tôm rất phổ biến đặc biệt ở các ao thả nuôi tôm mật độ cao, có nhiều chất thải, môi trường nước bị dơ và có tảo phát triển quá mức. Tuy không nguy hiểm như các loại bệnh EMS, đầu vàng, đỏ thân,… nhưng bệnh đóng rong trên tôm cũng gây ra nhiều thiệt hại nếu không xử lý kịp thời, vậy đâu là nguyên nhân & cách trị đóng rong trên tôm.

1. Các nguyên nhân làm tôm bị đóng rong

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong cho tôm sú, tôm thẻ:

  • Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo bám, vi nấm,… gây ra
  • Trong ao nuôi các cá thể tôm yếu, khó lột xác thường dễ bị các sinh vật bám trên bề mặt vỏ từ đó bị đóng rong
  • Khi ao nuôi tôm bị dơ, rong tảo và các mầm bệnh phát triển mất kiểm soát tôm rất dễ bị đóng rong
  • Ngoài ra khi độ mặn trong ao quá cao hoặc quá thấp làm tôm khó lột xác cũng sẽ dễ làm tôm đóng rong

2. Cách nhận biết tôm bị đóng rong

Khi quan sát tôm sẽ thấy tôm bị đóng rong thường có các dấu hiệu rất dễ nhân biết:

  • Mang tôm bị đóng rong đổi màu thậm chí là bị đen
  • Vỏ tôm có lớp dịch nhầy, trơn, phần nhớt này có màu xanh rêu, đen hoặc xám
  • Thân tôm đóng rong thường có màu xanh, xanh đen giống như bùn
  • Phần đầu tôm, ngực, mang và các phụ bộ bị đơ do đóng rong gây ra
  • Tôm ăn ít, bỏ ăn, bơi lừ đừ tấp mé, trường hợp bệnh nặng có thể chết rải rác.

3. Cách trị đóng rong trên tôm

Khi nhận thấy tôm trong ao có hiện tượng đóng rong bà con sử dụng TA-Pondpro, sử dụng 500g/1.500-2.000m3 nước vào lúc 8-9h sáng, dùng 3 ngày liên tiếp vào lúc trời mát để đạt hiệu tốt nhất. TA-Pondpro sẽ giúp sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, giúp loại bỏ các vi khuẩn, nấm bám trên cơ thể từ đó tôm sẽ hết bị đóng rong.

Ngoài ra, TA-Pondpro cũng tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh trong nước ao, giúp môi trường nước sạch trở lại.

Bài viết Nguyên nhân, cách trị tôm bị đóng rong đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Cách xử lý tôm bị vàng chân, vàng mang]]> https://bacsitom.vn/?p=1998 2023-03-14T07:41:29Z 2023-03-16T11:00:27Z Bà con không thể tránh khỏi tôm bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi tôm,…

Bài viết Cách xử lý tôm bị vàng chân, vàng mang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Bà con không thể tránh khỏi tôm bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi tôm, những biểu hiện bất thường trên tôm làm tôm chậm lớn, thậm chí tôm có thể nhiễm những bệnh nguy hiểm làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế cho bà con.

Bài viết này sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con hiểu rõ hơn về tôm bị vàng chân, vàng mang. Vậy do những nguyên nhân nào? Có ảnh hưởng thế nào đến tôm, biện pháp phòng và xử lý như thế nào?

Nguyên nhân tôm bị vàng chân, vàng mang

  • Do ao bị nhiễm phèn sắt, bị xì phèn làm pH xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác,…Hợp chất phèn trong nước còn bám vào mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang.
  • Tảo tàn, ô nhiễm, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng.
  • Ao có nhiều kim loại nặng bám vào mang làm mang vàng

Quá trình hình thành phèn sắt trong nuôi tôm

Do trong quá trình nuôi tôm, lớp mùn bã hữu cơ bị tích tụ lâu ngày ở nền đáy ao phân huỷ trong điều kiện môi trường yếm khí, các vi khuẩn yến khí sẽ sinh ra hình thành vi khuẩn khử Sunfua trong môi trường nước, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước biển) thành dạng khí độc sunfua hydro (H2S) – sát thủ thầm lặng trong ao nuôi tôm.

Khí H2S này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) có mặt trong trầm tích đất dưới đáy ao tạo thành sắt Sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt Bisunfua (pyrit, FeS2) – Đây chính là phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm.

Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi tôm

Làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơn trong: phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,…

Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác, Tôm lột xác bị dính vỏ đặc biệt đối với tôm còn nhỏ, do phèn trong ao nuôi cao dẫn đến pH giảm thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết.

Biểu hiện của ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Đối với môi trường nước: màu nước chuyển màu từ màu trà nhạt dần sang hơi đỏ và bắt đầu có váng màu vàng ở trên mặt ao.

Tôm bị vàng chân, vàng mang do nước trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Tôm bị vàng chân, vàng mang do nước trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Đối với nuôi tôm: tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm chết rải rác,…

Khi phát hiện ao nuôi có những biểu hiện bị nhiễm phèn, tôm bị vàng chân, vàng mang bà con cần kiểm tra đo lại các yếu tố môi trường, đặt biệt đo hàng lượng sắt trong môi trường nước.

Cách xử lý ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Cải tạo ao nuôi tôm ban đầu, bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi…Liều dùng: 15-20kg vôi/1000m2. Tuy nhiên khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.

Trong quá trình nuôi: Sử dụng vôi bột 10kg/1000m3, định kỳ 20 ngày/lần, hoặc sử dụng trước và sau khi mưa hoặc ao nuôi nổi váng vàng trên mặt nước.

Lót bạt bờ, bạt đáy để hạn chế hiện tượng xì phèn ở ao nuôi tôm.

Ngoài ra bà con có thể dùng TA-PONDPRO xử lý nước và đáy ao vi sinh thay thế hoá chất, trị các bệnh trên tôm – cá.

Bài viết Cách xử lý tôm bị vàng chân, vàng mang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Cách trị tôm bị mòn râu, cụt đuôi]]> https://bacsitom.vn/?p=1995 2023-03-14T01:21:52Z 2023-03-14T11:00:27Z Bệnh tôm bị mòn râu (đứt râu), mòn đuôi (cụt đuôi) tuy không làm tôm…

Bài viết Cách trị tôm bị mòn râu, cụt đuôi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Bệnh tôm bị mòn râu (đứt râu), mòn đuôi (cụt đuôi) tuy không làm tôm chết hàng loạt, nguy hiểm như một số bệnh khác trong nuôi tôm. Nhưng tôm sẽ giảm sức đề kháng, yếu dần, chậm lớn, hình dáng tôm không đẹp bị phân loại kém chất lượng. Giá tôm thu hoạch không cao, giảm đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Để khắc phục những hạn chế này, nâng cao chất lượng thu hoạch người nuôi tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Bệnh có thể do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…
  • Đáy ao dơ, ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào các phụ bộ, chân bò, chân bơi, râu làm mòn đuôi, cụt râu.
  • Ngoài ra thức ăn không đảm bảo chất lượng và thiếu số lượng làm tôm đói cắn nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến mòn đuôi, cụt râu

Dấu hiệu tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Tôm bỏ ăn, sức khỏe tôm yếu dần và dễ bị ăn thịt lẫn nhau;
  • Tôm nuôi bơi lội chậm chạp, bắt mồi kém, chậm lớn;
  • Tôm nuôi bị bệnh thường mòn vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phụ bộ: chân bò, chân bơi, râu… và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn dần
  • Tôm bị đứt râu, mòn đuôi có thể kèm theo một số dấu hiệu khác: Tôm bị bệnh thường bần mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết.

Cách phòng tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Vệ sinh diệt khuẩn ao nuôi và các dụng cụ, trang thiết bị sạch sẽ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới để hạn chế các vi khuẩn gây bệnh
  • Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý, sát trùng để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio
  • Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, tránh dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, phát sinh khí độc tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển gây bệnh
  • Thường xuyên xi- phông đáy ao, thay nước (nếu có điều kiện) tạo môi trường trong sạch cho tôm phát triển.
  • Định kỳ bổ sung các sản phẩm có thành phần Bacillus Substilis để giúp duy trì mật độ vi sinh có lợi trong ao, xử lý chất thải, thức ăn dư thừa, cải thiện chất lượng nước, làm sạch nền đáy ao, hạn chế khí độc, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh.

Để phòng và trị dứt điểm 100% tôm bị mòn râu, đứt râu, cụt đuôi, mòn đuôi: bà con cần sử dụng sản phẩm vi sinh TA-PONDPRO sử dụng 500g/1.500-2.000m3 nước vào lúc 8-9h theo bao bì sản phẩm.

Bài viết Cách trị tôm bị mòn râu, cụt đuôi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm]]> https://bacsitom.vn/?p=1988 2023-02-23T03:16:15Z 2023-02-27T02:53:12Z A. Nguyên nhân bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm Do các…

Bài viết Bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
A. Nguyên nhân bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm

Do các loài vi khuẩn có hại trong ao nuôi gây ra. Những loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng giàu dinh dưỡng (ô nhiễm) và tích tụ nhiều loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hàm lượng oxy hoàn tan trong nước thường thấp.

Ngoài vi khuẩn, nhiều nhóm sinh vật khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể gây tác động xấu đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ.

B. Chuẩn đoán bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm

Nhìn chung, những ao nuôi có tôm bị “bệnh đốm đen” khi kiểm tra môi trường ao nuôi phần lớn đều có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng cho phép, độ kiềm dưới 100 ppm kéo dài và hàm lượng oxy không đạt ngưỡng tối ưu 6 ppm trong suốt thời gian nuôi.

– Tôm lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

– Tốc độ tăng trưởng chậm.

– Trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mãng lớn màu đen, mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu…

– Đối với những trường hợp bệnh nặng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi.

Ở giai đoạn đầu của bệnh dấu hiệu lâm sàng dễ nhận thấy nhất là đàn tôm bắt đầu có hiện tượng tổn thương các phụ bộ như mòn đuôi, cụt râu. Tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường, không có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy gan yếu, nhợt nhạt và đường ruột vẫn đầy thức ăn.

Một dấu hiệu cơ bản khác để phát hiện sớm bệnh là râu và đuôi của tôm chuyển sang màu đỏ (dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng), đuôi có thể bị phồng nhẹ, nhưng các dấu hiệu tổn thương rõ ràng như trên chưa xuất hiện.

benh dom nau dom den tren tom

Bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm

Giai đoạn kế tiếp của bệnh xuất hiện nhiều đốm đen rải rác trên vỏ tôm. Các đốm đen có thể xuất hiện cả trên giáp đầu ngực, và toàn thân tôm, nhiều trường hợp quan sát tôm chỉ thấy vài vết đen giữ lưng, đầu hoặc ở đuôi có gây hiểu nhầm do mật độ tôm cao nên đâm nhau trong quá trình hoạt động và gây tổn thương vỏ.

Giai đoạn này tôm bắt đầu giảm ăn dần đến bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao, trong vó. Có thể xuất hiện tình trạng tôm bị trắng lưng, đục thân và lột xác không hoàn toàn (dính vỏ, dính chân).

Giai đoạn nặng hơn tỷ lệ chết tăng cao, tỷ lệ tôm xuất hiện đốm đen trên thân tăng cao và nhanh, có thể chiếm đến 70% đàn tôm. Gan tụy nhợt nhạt, tôm tấp mé, ruột rỗng (nhưng không phải là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS).

C. Phòng bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm

– Mật độ thả phù hợp với thiết kế cơ sở hạ tầng, hệ thống quạt nước cung cấp oxy, độ sâu mực ước ao nuôi, mùa vụ cũng nhưng kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật, mức độ am hiểu về tôm thẻ chân trắng của chính người nuôi.

– Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh.

– Kiểm tra hàm lượng oxy trong ao nuôi thường xuyên để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu oxy cục bộ, kéo dài trong ao nuôi dễ gây stress cho tôm và qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, dễ nhiễm bệnh.

D. Trị bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm

Tùy theo cường độ cảm nhiễm của bệnh, sức khỏe tôm, và thời gian phát hiện bệnh mà các biện pháp chữa trị áp dụng có hiệu quả hay không. Phác đồ chữa trị chung cho bệnh đốm đen được thực hiện như sau:

Đối với môi trường nước:

– Tiến hành diệt khuẩn trong ao bằng sản phẩm TA-Supurdine phù hợp tùy theo giai đoạn tuổi tôm. Quá trình này có thể lập lại 2 – 3 lần tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh trong ao.

– Cấy vi sinh TA-Pondpro lại với hàm lượng cao sau 36 giờ diệt khuẩn. Có thể bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh pH và giảm hàm lượng khí độc trong ao.

– Tăng cường sục khí.

Đối với tôm:

– Giảm cho ăn từ 10 – 30% lượng cho ăn hằng ngày.

– Bổ sung TA- Vitamin C, TA-Feedmin tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.

Bài viết Bệnh đen mang, đốm đen, đốm nâu trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm]]> https://bacsitom.vn/?p=1982 2023-02-23T02:49:07Z 2023-02-25T02:25:32Z Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) A. Nguyên nhân bệnh hoại tử gan…

Bài viết Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)

A. Nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp

Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao. Vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột và tiết chất độc phá hủy gan tụy.

B. Chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp

Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Thường xuất hiện trong giai đoạn mới thả đến 70 ngày tuổi.

benh hoai tu gan tuy cap tren tom

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm

Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP) teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình(C, D) là tôm khỏe cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và (C) tương ứng.

C. Phòng bệnh bệnh hoại tử gan tụy cấp

Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn rằng mật số của Vibrio luôn ở mức an toàn.

D. Trị bệnh bệnh hoại tử gan tụy cấp

Đạt hiệu quả cao khi mới phát hiện tôm nhiễm bệnh hoặc tôm ở mức độ cảm nhiễm dưới 20%:

+ Giảm 60% lượng thức ăn cho tôm.

+ Trộn TA-Betaglucan liều lượng 50g/1kg thức ăn.

+ Thay 50 – 60% nước trong ao trong 03 ngày.

+ Ủ (TA-Feedmin 1kg + T-Food 1kg + TA-Betaglucan 1kg + TAPondpro 0,5 kg)/ 1.000m3, ủ 5-6 tiếng rồi tạt xuống ao nuôi lúc 17-18h. Xử lý 3-5 ngày liên tục đến khi gan tôm ổn định trở lại tăng thức ăn dần.

Bài viết Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trong nuôi tôm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Cách phòng và trị tôm bị cong thân đục cơ]]> https://bacsitom.vn/?p=1977 2023-02-23T02:23:54Z 2023-02-23T02:22:58Z A. Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ – Đục cơ và cong thân:…

Bài viết Cách phòng và trị tôm bị cong thân đục cơ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
A. Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ

– Đục cơ và cong thân: Xảy ra ở bất cứ giai đoạn tuổi nào, tình trạng sức khỏe tôm yếu. Tôm bị cong thân đồng thời cơ chuyển sang màu trắng đục. thường gặp lúc nhấc sàng ăn kiểm tra tôm. Bệnh
do thiếu khoáng chất thiết yếu như: Ca, Mn, P, Mg, …

– Đục cơ do thiếu oxy kéo dài: Tôm sống trong môi trường thiếu oxy kéo dài thì màu sắc cơ thể đục. Dấu hiệu quan trọng có thể nhận biết tôm thiếu oxy kéo dài là phần cơ bụng bị đục.

– Đục cơ do vi bào tử trùng: Thường gặp vào giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi thả. Nhiều phần trên cơ thể có màu trắng đục hay màu sữa, các phần đục trên cơ thể lang rộng và thay thế dần phần cơ thịt, dạ dầy và gan tụy.

– Đục cơ do bệnh hoại tử cơ do virus: Bệnh thường xuất hiện ở tôm giai đoạn nhỏ do nhiểm virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus). Đầu tiên xuât hiện vùng trắng đục ở đốt cuối cùng, sau đó đốt cuối trở nên hoại tử ( chuyển màu đỏ hoặc cam). Hiện chưa có thuốc điều trị.

B. Dấu hiệu tôm bị cong thân đục cơ

– Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi trở lên, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

tôm bị cong thân đục cơ

Tôm bị cong thân đục cơ

– Bệnh hoại tử cơ biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.

C. Phòng bệnh và trị bệnh tôm bị cong thân đục cơ

– Khi nuôi tôm cần lưu ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng, cung cấp đầy đủ oxy cho ao, tránh làm tôm sốc đột ngột. Ngoài yếu tố môi trường ra, bệnh đục cơ cong thân, nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng định kỳ cho ao tôm. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.

– Trong quá trình nuôi người nuôi cần bổ sung định kỳ sử dụng khoáng N79 3 – 5kg/1.000 m3 nước. Cấy vi sinh TA- PONDPRO 0.5kg/ 1.500 – 2.000m3 nước vào lúc 8 – 9 giờ sáng.

– Kết hợp cho ăn bộ tứ dinh dưỡng bao gồm: T – FOOD + TA –FEEDMIN + TA.BETA – GLUCAN + TA – FOREVER) bao bọc bằng TA – BINDER sử dụng 5 – 10g/kg thức ăn, cho 4 cử trên ngày liên tục trong vụ nuôi. Việc dùng thuốc định kỳ sẽ tăng sức đề kháng, giúp tôm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Bài viết Cách phòng và trị tôm bị cong thân đục cơ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0
leanhxuan https://capcuutom.com <![CDATA[Nuôi tôm bị bệnh mềm vỏ, ăn yếu]]> https://bacsitom.vn/?p=1973 2023-02-13T09:33:11Z 2023-02-13T09:33:11Z Nếu tôm của bạn bị mềm vỏ, điều này có thể là triệu chứng của…

Bài viết Nuôi tôm bị bệnh mềm vỏ, ăn yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
Nếu tôm của bạn bị mềm vỏ, điều này có thể là triệu chứng của một số loại vi khuẩn gây bệnh. Để xác định chính xác tình trạng của tôm, bạn nên tìm đến chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm hoặc liên hệ “Bác sĩ tôm” để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

A. Nguyên nhân

Do độ cứng trong nước thấp, độ kiềm thấp, thức ăn thiếu Canxi-Photpho không đủ chất tạo vỏ hoặc trong ao nuôi có khí độc cao làm tôm ăn yếu hoặc không ăn trong thời gian dài.

B. Chẩn đoán bệnh

Bình thường tôm lột xác sau 2 – 4 giờ vỏ cứng lại, trường hợp tôm vẫn mềm vỏ kéo dài.

C. Phòng bệnh

Luôn tạo môi trường sạch bằng cách sử dụng vi sinh định kỳ 0,5kg/ 3000-5000 m3 nước, định kỳ 5-7 ngày /lần vào 8-9h sáng.

D. Trị bệnh

Dùng 1 gói TA-KHOÁNG TẠT No.79 +1kg TA-FEEDMIN/1.000 ㎡, 1 ngày/lần vào lúc 1-2h sáng.

Sáng hôm sau 8-9h sử dụng TA-PONDPRO 1 gói/1.500 m3.

Thức ǎn: trộn TA-FOREVER, T-FOOD, TA-FEEDMIN, TA-BETAGLUCAN tăng lên 10g/ kg thức ăn.

Luôn tạo môi trường sạch bằng cách sử dụng vi sinh định kỳ 0,5kg/ 3.000-5.000 m3 nước, định kỳ 5-7 ngày/lần vào 8-9h sáng.

Bài viết Nuôi tôm bị bệnh mềm vỏ, ăn yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cấp cứu tôm.

]]>
0