Hướng dẫn xử lý chất thải lơ lửng trong nuôi tôm

Chất rắn lơ lửng

by leanhxuan
0 comment
cach xu ly chat thai ran lo lung trong nuoi tom

Chất thải rắn lơ lửng hay chính là chất thải hữu cơ được sinh ra trong quá trình nuôi tôm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Chúng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thâm canh mật độ cao ở giai đoạn tôm 30 ngày tuổi trở đi, gây ra những tác động xấu tới môi trường ao và tôm nuôi. Do đó, việc quản lý chất lơ lửng trong ao luôn được chú trọng, nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

Giải pháp chung

  • Trong quá trình nuôi, cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
  • Cải tạo kỹ ao nuôi bằng cách rải vôi, phơi đáy, tiêu diệt các loài giáp xác trước khi thả tôm.
  • Gia cố bờ ao chắc chắn để ngăn xói mòn, lắp đặt hệ thống quạt nước phù hợp.
  • Chọn nguồn nước cấp có độ mặn thấp, không lẫn tạp chất, không chứa tảo độc hại.
  • Chọn nguồn thức ăn chất lượng, luôn căn chỉnh liều lượng thức ăn rải xuống cho tôm, không cho ăn dư thừa. Cung cấp lượng thức ăn hàng ngày vừa phải. Nên chọn thức ăn chất lượng, cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất.
  • Bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học để giúp các loại tảo có lợi trong ao được phát triển ổn định.
    Xiphong đáy ao thường xuyên, đây là cách an toàn để loại bỏ chất thải hữu cơ trong ao tôm.

Sử dụng chế phẩm vi sinh

Hiện nay, giải pháp đơn giản để xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi tôm là tiến hành thay nước và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Một trong số các chủng vi sinh xử lý chất lơ lửng ao nuôi hiệu quả nhất hiện nay là chủng Bacillus subtillis có trong sản phẩm vi sinh Kill Para được Tiến sĩ Lê Anh Xuân nghiên cứu và áp dụng thành công. Đây là chủng có khả năng phân hủy chất lơ lửng rất nhanh. Đồng thời, chúng có khả năng tổng hợp được nhiều loại enyzme để tăng khả năng hoạt động lên gấp nhiều lần. Sử dụng men si vinh có thể giúp:

vi sinh kill para

Sản phẩm chứa bacillus subtilis phòng và điều trị hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm

  • Phân hủy thức ăn thừa và phân tôm;
  • Làm sạch nước ao nuôi hiệu quả;
  • Ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh;
  • Tạo ra môi trường sinh thái cân bằng cho tôm;
  • Giảm hình thành các khí H2S, NH3 và một số khí độc hại khác.

Hướng dẫn sử dụng

Phòng và điều trị tôm chết 01 tháng tuổi do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus: trộn vào thức ăn kết hợp tạt xuống ao nuôi.

  • Trộn vào thức ăn: 10-20g/1kg thức ăn.
  • Tạt xuống ao: 250g/1000m3 nước. Sử dụng liên tiếp 05 ngày vào lúc 8h sáng.
  • Quản lý tảo, khử độc NO2, H2S, NH3: 250g/ 1500-2000m3 nước. Sử dụng xuyên suốt vụ nuôi.
  • Giúp tôm, cá tiêu hóa tốt đường ruột nở to: trộn 3-5g/ 1kg thức ăn trong suốt quá trình nuôi.
  • Phòng trị vàng gan, sưng gan, trắng gan, trống ruột: trộn cho ăn 5g/ 1kg thức ăn và tạt xuống ao 250g/ 1000m3 nước.

Trước khi sử dụng, người nuôi hãy liên lạc với nhà cung cấp để được tư vấn kỹ lưỡng hơn, vì liều lượng sử dụng có thể được thay đổi linh hoạt theo thời điểm mùa vụ và tình trạng thực tế của ao nuôi.

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm dựa trên nguyên lý của xử lý nước thải. Tại các ao xử lý sinh học, chất hữu cơ lơ lửng sẽ được phân hủy sinh học bằng hệ vi sinh vật có trong ao, cũng như tận dụng đó làm nguồn thức ăn để nuôi các loài thủy sản khác như: Cá rô phi, cá nâu, sò, nghêu… nhằm xử lý các chất rắn lơ lửng, rong tảo. Đối với phương pháp ao sinh học người nuôi không phải tốn quá nhiều chi phí để xử lý nước thải. Bên cạnh đó còn có thể tận dụng nó để nuôi các loại cá trên vừa có thể xử lý nước thải nuôi tôm, vừa tăng thêm thu nhập.

Related Posts

Leave a Comment