Cách trị tôm bị mòn râu, cụt đuôi

Bệnh trên tôm

by leanhxuan
0 comment
Cách trị tôm bị mòn râu, cụt đuôi

Bệnh tôm bị mòn râu (đứt râu), mòn đuôi (cụt đuôi) tuy không làm tôm chết hàng loạt, nguy hiểm như một số bệnh khác trong nuôi tôm. Nhưng tôm sẽ giảm sức đề kháng, yếu dần, chậm lớn, hình dáng tôm không đẹp bị phân loại kém chất lượng. Giá tôm thu hoạch không cao, giảm đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Để khắc phục những hạn chế này, nâng cao chất lượng thu hoạch người nuôi tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.

Nguyên nhân tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Bệnh có thể do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…
  • Đáy ao dơ, ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào các phụ bộ, chân bò, chân bơi, râu làm mòn đuôi, cụt râu.
  • Ngoài ra thức ăn không đảm bảo chất lượng và thiếu số lượng làm tôm đói cắn nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến mòn đuôi, cụt râu

Dấu hiệu tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Tôm bỏ ăn, sức khỏe tôm yếu dần và dễ bị ăn thịt lẫn nhau;
  • Tôm nuôi bơi lội chậm chạp, bắt mồi kém, chậm lớn;
  • Tôm nuôi bị bệnh thường mòn vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phụ bộ: chân bò, chân bơi, râu… và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn dần
  • Tôm bị đứt râu, mòn đuôi có thể kèm theo một số dấu hiệu khác: Tôm bị bệnh thường bần mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết.

Cách phòng tôm bị mòn râu, cụt đuôi

  • Vệ sinh diệt khuẩn ao nuôi và các dụng cụ, trang thiết bị sạch sẽ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới để hạn chế các vi khuẩn gây bệnh
  • Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý, sát trùng để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio
  • Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, tránh dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, phát sinh khí độc tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển gây bệnh
  • Thường xuyên xi- phông đáy ao, thay nước (nếu có điều kiện) tạo môi trường trong sạch cho tôm phát triển.
  • Định kỳ bổ sung các sản phẩm có thành phần Bacillus Substilis để giúp duy trì mật độ vi sinh có lợi trong ao, xử lý chất thải, thức ăn dư thừa, cải thiện chất lượng nước, làm sạch nền đáy ao, hạn chế khí độc, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh.

Để phòng và trị dứt điểm 100% tôm bị mòn râu, đứt râu, cụt đuôi, mòn đuôi: bà con cần sử dụng sản phẩm vi sinh TA-PONDPRO sử dụng 500g/1.500-2.000m3 nước vào lúc 8-9h theo bao bì sản phẩm.

Related Posts

Leave a Comment