Nhận biết sự xuất hiện bệnh trong nuôi tôm

Bệnh trên tôm

by leanhxuan
0 comment
nuoi tom cham lon

A. Theo dõi hoạt động của tôm.

– Hàng ngày, ngoài việc theo dõi tình hình màu nước, độ sâu, mức rò rỉ, hệ thống cung cấp oxy, cần kiểm tra hoạt động của tôm, khả năng bắt mồi (độ no), vệ sinh ao… nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu khác thường; phải ghi nhận thường xuyên các thông số môi trường như: pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hoà tan, khí độc (NH3, H2S), nhiệt độ, độ trong,.. và điều kiện đáy ao. Tất cả các thông số này sẽ rất cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác. Khi bệnh xuất hiện, một số dấu hiệu thường gặp là:

  • Tốc độ tăng trưởng nhanh bất thường.
  • Tôm nuôi giảm ăn hoặc bỏ ăn (đường ruột rỗng).
  • Mất phụ bộ, vỏ bị tổn thương.
  • Màu sắc thay đổi khác thường.
  • Hình dạng bị biến đổi.
  • Bơi lội không bình thường, có hiện tượng bám mé ao.
  • Tăng trưởng chậm, xuất hiện chết rải rác.
  • Vỏ mềm kéo dài và dơ bẩn.
  • Gan có dấu hiệu sưng to hoặc teo lại và đổi màu.
  • Xuất hiện những sợi phân trắng mềm ở cuối gió (khoảng 1-2cm).

B. Các hình thức chết ở tôm và nguyên nhân cơ bản

Theo dõi các hình thức tử vong của tôm nuôi sẽ giúp xác định được nguyên nhân căn bản của bệnh:

% số tôm chết gia tăng từ từ qua nhiều ngày đến hàng tuần thì thường do vi sinh vật gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng) gây ra hay do dinh dưỡng, môi trường ngày càng xấu đi.

% tôm chết nhiều hoặc chết đột ngột thường do tác động kết hợp của các yếu tố môi trường nước: oxy thấp, nước có pH thấp (nhiễm phèn), hàm lượng khí độc gia tăng (NH3, H2S, NH4) nhiệt độ và độ mặn thay đổi đột ngột hay do kim loại nặng trong môi trường tăng cao hoặc do chuyển giai đoạn từ nuôi hoàn toàn bằng floc sang thay nước định kỳ làm tôm bị sốc.

Related Posts

Leave a Comment