Trong nuôi tôm, việc áp dụng triệt để các nguyên tắc về phòng bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của vụ nuôi.
Quản lý mầm bệnh
Quản lý tốt mầm bệnh sẽ giúp bảo đảm cho vụ nuôi tôm thành công. Trong quá trình nuôi tôm, tôm có thể bị bệnh bởi nhiều yếu tố gây ra: biến đổi thời tiết, các yếu tố bất lợi của môi trường nước ao nuôi, độc tố của tảo độc, ký sinh, vi khuẩn, virus hoặc bởi yếu tố dinh dưỡng, như thức ăn kém chất lượng, thiếu bổ sung vitamin… Khi dịch bệnh xảy ra, cần xử lý triệt để và có trách nhiệm, báo ngay cơ quan liên quan vấn đề bệnh để xử lý kịp thời, đúng cách. Đối với những ao nuôi tôm đã thu hoạch xong, nước thải và các chất thải rắn phải được xử lý bơm vào khu vực dành riêng để chứa bùn và chất thải; nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài, hạn chế lây lan mầm bệnh, theo dõi sức khỏe tôm trong suốt quá trình nuôi…
![yeu to anh huong den nuoi tom-1](https://capcuutom.com/wp-content/uploads/2023/01/yeu-to-anh-huong-den-nuoi-tom-1.jpg)
3 yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm
Môi trường ao nuôi tôm
Môi trường trong nuôi tôm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, môi trường quyết định phần lớn tới việc thành công hay thất bại của vụ nuôi tôm. Do đó, trong quá trình nuôi, người nuôi tôm nên chú ý quản lý tốt các yếu tố môi trường bằng cách ổn định môi trường nước trong ao, quản lý màu nước, độ mặn, nhiệt độ, ôxy… Người nuôi tôm cần lưu ý đảm bảo các chỉ tiêu môi trường trong ngưỡng thích hợp nhất, mật độ tảo, giữ ổn định suốt thời gian nuôi. Khi trời mưa nên bón vôi trên bờ ao và bón trực tiếp xuống ao để hạn chế thay đổi pH. Ngoài ra, cần tránh làm biến động môi trường nước ao nuôi. Nên sử dụng vi sinh để xử lý nước ao tôm không dùng hóa chất gây hại cho tôm nuôi.
![chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao](https://capcuutom.com/wp-content/uploads/2023/01/doanh-nghiep-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-1024x714.png)
Chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Kỹ thuật nuôi tôm
Trước khi bắt đầu thả nuôi tôm giống, cần xử lý ao nuôi tôm: tháo khô phơi đáy ao nuôi, bón vôi bột khử chua, diệt tạp, xử lý nguồn nước trên ao bằng vi sinh. Hiện tại, giải pháp nuôi tôm theo công nghệ Trúc Anh ít thay nước giúp giảm dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng tôm thương phẩm không chứa kháng sinh… được Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tặng bằng khen chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.